Thông thường bạn nên đến nha sĩ 6 tháng một lần để kiểm tra răng miệng. Tuy nhiên, có một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn để chăm sóc răng lợi là thay đổi thói quen ăn uống.
  • 5 thực phẩm cần tránh để răng chắc khỏe / Các loại củ quả làm sạch răng miệng
Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp phòng chống sâu răng. Ngược lại, khi bạn có thói quen ăn uống không lành mạnh, axit trong khoang miệng sẽ bào mòn lớp men răng, làm cho răng nhạy cảm hơn và dễ bị sâu. Triệu chứng của sâu răng là đau răng, đau khi ăn hoặc uống, nhạy cảm đối với thức ăn nóng và lạnh, sự xuất hiện những vết ố trên răng.
Dưới đây là những loại thực phẩm giúp răng lợi khỏe mạnh.
Thực phẩm giàu canxi
[Caption]
Ảnh: BoldSky
Răng và hàm được cấu tạo chủ yếu từ canxi. Vì vậy, ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi là cách tốt nhất để bảo vệ răng. Thiếu canxi, bạn sẽ có nguy cơ viêm lợi và sâu răng. Có thể tìm thấy canxi trong rất nhiều các loại thức ăn và thức uống, như: sữa, sữa chua, pho mát, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn.
Thực phẩm giàu magiê
[Caption]
Ảnh: BoldSky
Magiê giúp tạo ra môi trường kiềm trong máu để thúc đẩy sự hấp thụ vitamin D và trao đổi canxi. Magiê có trong các loại rau lá xanh, hạt, hạnh nhân, đậu, cá, bơ và chuối.
Thịt
[Caption]
Ảnh: BoldSky
Thịt giúp tạo ra môi trường kiềm trong miệng và trung hòa axit phytic pH từ một số loại hoa quả. Thịt đỏ, thịt gà, cá và hải sản cũng rất giàu vitamin B12 và B2. Những người không hấp thụ đủ những loại vitamin này thường dễ bị nhiệt miệng.
Vitamin D
[Caption]
Ảnh: BoldSky
Mặt trời sản xuất ra một lượng vitamin D khổng lồ. Bạn cũng có thể ăn các thực phẩm dồi dào vitamin D như cá (cá hồi, cá sardine, cá thu), trứng và sữa. Mua vitamin D dạng uống sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Các chất béo tốt
[Caption]
Ảnh: BoldSky
Các chất béo có lợi cho sức khỏe như omega 3 tốt cho răng cũng như toàn bộ cơ thể bạn. Hãy bổ sung các chất này qua các loại hải sản như cá hồi, cá sardine, cá thu, quả óc chó và dầu ô liu.
Dầu dừa
[Caption]
Ảnh: BoldSky
Dầu dừa chứa những thành phần chống khuẩn giúp bảo vệ khoang miệng khỏi những vi khuẩn gây hại. Bạn có thể thêm dầu dừa vào kem đánh răng hoặc chải trực tiếp lên răng.
Bơ hữu cơ
[Caption]
Ảnh: BoldSky
Bơ giàu canxi giúp ngừa sâu răng. Nhiều người sử dụng bơ ít béo để thay thế bơ thường vì họ nghĩ rằng nó tốt cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên, ăn bơ thường trong một mức độ cho phép không những không khiến bạn tăng cân mà còn bảo vệ răng của bạn.
Rau quả
[Caption]
Ảnh: BoldSky
Đây là một trong những cách thức đơn giản mà ít tốn kém, sử dụng những nguyên liệu có sẵn ở nhà để bảo vệ răng miệng. Rau quả giàu chất xơ, giúp nước bọt lưu thông và tạo màng khoáng chống sâu răng.
Hydrogen Peroxide
[Caption]
Ảnh: BoldSky
Hydrogen Peroxide là một chất oxy hóa tự nhiên, có khả năng diệt vi khuẩn và làm trắng răng. Hãy súc miệng với 3% hydrogen peroxide trước khi đánh răng, 3 lần một tuần, mỗi lần 30 giây. Điều này sẽ giúp bạn làm sạch khoang miệng và có hơi thở thơm tho.
Baking soda
[Caption]
Ảnh: BoldSky
Baking soda có tác dụng diệt khuẩn và tạo ra độ pH kiềm trong miệng. Bạn có thể chà baking soda lên răng hoặc thêm vào kem đánh răng để ngừa sâu răng.
Tránh các thực phẩm giàu axit phytic
[Caption]
Ảnh: BoldSky
Ngoài việc ăn các thực phẩm có khả năng bảo vệ răng miệng, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể gây sâu răng. Thực phẩm giàu axit phytic gây cản trở hấp thụ các dưỡng chất cần thiết và những người tiêu thụ nhiều axit phytic có trong hạnh nhân, đậu, gạo lức, đậu xanh, bắp, hạt phỉ và đậu lăng thường có xu hướng bị sâu răng.
1. Táo
Nhiều nghiên cứu cho thấy táo là một loại quả giải độc tuyệt vời cho cơ thể, giúp loại bỏ các virus có hại. Vì vậy, lời khuyên của bác sĩ là bạn nên ăn một quả táo mỗi ngày. Trong táo có chứa một chất xơ gọi là pectin, đây là chất có tác dụng giúp cơ thể đào thải các kim loại nặng được tích lũy từ thực phẩm, nó còn giúp loại bỏ các vi khuẩn đường ruột, viêm bàng quang, ngăn ngừa các bệnh về gan và da.
tao-1372841422_500x0.jpg
2. Củ cải đường
Cũng như táo, trong củ cải đường có chứa chất pectin rất có lợi cho việc giải độc gan. Nhiều chuyên gia y tế đã khuyên bệnh nhân ăn nhiều củ cải đường (không ép nước uống) để cơ thể được hấp thụ nhiều chất xơ có lợi. Bạn có thể sử dụng củ cải đường trong các món ăn cả ngọt và mặn.
3. Cần tây
Ăn nhiều cần tây giúp làm giảm nồng độ axit uric, điều này rất có lợi đối với những người bị bệnh gút. Ngoài ra, cần tây còn có tác dụng kích thích tuyến giáp và tuyến yên, nó còn là một bài thuốc lợi tiểu rất hiệu quả. 
cant-ay-1372841438_500x0.jpg
Trong cần tây còn chứa một lương lớn flavonoid và vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy sự tổng hợp các chất kháng virus như interferon nên làm giảm nguy cơ mắc cúm. 
4. Hành tây
Hành tây là rau củ quan trong nhất về đặc tính chữa bệnh và các đặc tính giải độc. Nó còn giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và rất có lợi cho gan. Kết hợp hành tây với các loại rau củ như cà rốt, cần tây...sẽ giúp phân giải các độc tố tích tụ trong cơ thể hiệu quả hơn.
5. Bắp cải
Trong bắp cải có chất kháng viêm nên từ lâu nó được sử dụng như là một phương thuốc để chống loét. Chất axit lactic giúp khử trùng ruột kết, bên cạnh đó, như các loại rau họ cải khác, chất sulforphane có trong bắp cải được biết đến như là một hóa chất giúp cơ thể chống lại các độc tố.
6. Tỏi
Tỏi có chứa chất hóa học gọi là allicin giúp cơ thể loại bỏ độc tố và tăng cường các tế bào máu trắng khỏe mạnh. Nó còn giúp cơ thể loại bỏ chất nicotine, giúp làm sạch hệ hô hấp và thanh lọc máu. Trong đông y, tỏi có vị cay, tính ấm nên có tác dụng lưu thông khí huyết, giúp sát trùng, cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
7. Atiso
Đây là một thực phẩm rất có lợi cho gan, giúp làm sạch gan và tăng quá trình sản xuất mật. Nó còn có chất chống oxy hóa và chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp lợi tiểu và đào thải các độc tố.
atiso-1372841441_500x0.jpg
8. Chanh
Chanh rất giàu vitamin C, chanh giúp cơ thể làm sạch hệ thống tiêu hóa, giúp lọc máu và đào thải các độc tố cho cơ thể. Nếu bạn có vấn đề về da như mụn hoặc mụn nước thì chanh là một loại thuốc rất hiệu quả giúp cơ thể loại bỏ độc tố gây ra các bệnh đó. Nhiều người khuyên nên pha nước chanh bằng nước ấm hoặc nước nóng, nó như là một bài thuốc hiệu quả cho gan và tim, nước chanh còn có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận.
9. Gừng
Gừng rất tốt cho quá trình tiêu hóa, có tác dụng ngăn ngừa cảm cúm và ho. Thường xuyên dùng gừng tươi trong chế độ ăn uống của bạn không chỉ giúp cơ thể loại bỏ độc tốmà còn có tác dụng dung hòa tác động bất lợi từ các thực phẩm khác. 
10. Cà rốt
Cà rốt giúp làm sạch các tạp chất trong cơ thể, điều trị các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, cà rốt còn giúp làm giảm các rối loạn tuyến nội tiết, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. 
Với tác dụng làm giảm cảm giác buồn nôn, trà chanh và gừng là cách giải rượu khá tốt nhờ làm dịu bao tử, lại có mùi thơm rất dễ chịu.
  • 30 phút tư vấn trực tuyến về cách giải rượu / Công dụng trị bệnh của lá, hoa và quả khế
Độc giả Nguyễn Xuân Sơn, 47 tuổi, gửi thư về VnExpress.net hỏi: "Bạn tôi không uống được rượu nhưng hôm nào cũng có người mời. Anh ấy vì nể bạn nên không từ chối được. Hôm nào anh uống vào cũng bị say, nôn ói, có hôm say đến 2 ngày vẫn còn nôn khan, người mệt, thường kêu đau bụng. Xin hỏi làm cách nào để giải rượu, khỏi mệt.
Còn độc giả Bùi Thị Hiệp thắc mắc: "Chồng em do tính chất công việc nên hay phải uống rượu. Đôi lúc say, nôn rất nhiều lần trong đêm, không còn gì trong bụng vẫn bị nôn, uống nước cũng nôn, có khi cảm giác ra cả mật xanh. Những lúc như vậy tôi phải làm gì? Xét nghiệm máu, mấy chỉ số gan của anh ấy đều cao, nên uống thuốc hoặc loại thảo dược gì?".
thao-duoc_1435309337.jpg
Ảnh: Health.
Trả lời:
Để giải rượu, thải độc gan, các bạn có thể tham khảo một số cách sau:
Trà gừng và chanh
Với khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn, trà chanh và gừng là một cách giải rượu khá tốt vì chúng làm dịu bao tử, lại có mùi thơm rất dễ chịu. Thêm vào ly trà một chút mật ong sẽ làm tăng lượng glucose - nguồn năng lượng cần thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau cơn say.
Mật ong giảm bớt đau đầu
Uống nước pha mật ong có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng đau đầu. Các nhà nghiên cứu Mỹ chỉ ra rằng mật ong có chứa một loại đường đặc biệt của fructose giúp thúc đẩy sự phân hủy của rượu, giảm đau đầu, đặc biệt là cảm giác đau đầu do rượu vang đỏ gây ra. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và không phải thức dậy với cơn đau đầu khó chịu ngày hôm sau.
Nước ép cà chua giảm bớt chóng mặt
Nước ép cà chua cũng giàu fructose, có thể giúp thúc đẩy sự phân hủy của các loại đồ uống có cồn. Nếu bạn uống khoảng 300 ml nước ép cà chua hoặc nhiều hơn thì cơn chóng mặt do uống rượu có thể dần dần biến mất. Ngoài ra, thêm một lượng nhỏ muối trước khi uống còn giúp ổn định tinh thần.
Nước nho tươi giảm buồn nôn
Nho tươi giàu axit tartaric, tương tác với ethanol trong rượu tạo thành este, nhờ đó làm giảm nồng độ ethanol trong cơ thể, giúp giảm bớt cảm giác nôn nao. Trong khi đó, vị chua của thức uống này còn có hiệu quả làm giảm triệu chứng buồn nôn sau khi uống quá nhiều rượu. Nếu bạn ăn nho trước khi uống rượu thì bạn cũng có thể "ngăn chặn" say rượu.
Nước ép dưa hấu giảm bớt nhiệt độ cơ thể
Dưa hấu giúp bổ sung chất điện giải, giúp cơ thể giảm nhiệt độ nhanh chóng. Uống nhiều nước ép trái cây này còn làm cho rượu nhanh chóng bài tiết theo nước tiểu, nhờ đó giảm bớt lượng rượu hấp thu vào cơ thể. Ngoài ra, pha một lượng nhỏ muối vào nước ép dưa hấu để uống còn giúp ổn định tinh thần.
Chuối giúp tim bớt đập nhanh, giảm tức ngực
Sau khi uống rượu, nếu cảm thấy có cảm giác hồi hộp, đau tức ngực thì bạn hãy ngay lập tức ăn 1-3 trái chuối. Loại trái cây này có thể làm tăng lượng đường đồng thời giảm tỷ lệ cồn trong máu, đồng thời giúp loại bỏ các cơn đánh trống ngực, đau thắt ngực và các triệu chứng khác.
Để cải thiện tình trạng khô da, không cần tìm đâu xa ngoài căn bếp của bạn, đó có thể là một cốc nước sữa, quả bơ, mật ong, một chút dầu ô liu...
  • 10 công dụng ít biết của dầu dừa / Chăm sóc tóc đẹp bằng hoa dâm bụt
1. Mật ong
Theo Onemyhealth, mật ong không chỉ ăn ngon mà còn tốt cho làn da của bạn. Đây là một chất giữ ẩm tự nhiên, có khả năng hút các phân tử nước trong không khí vào làn da của bạn và duy trì độ ẩm cần thiết. Để có được những lợi ích này, hãy hòa tan hai muỗng mật ong với một lượng nước tương đương rồi cho thêm 6 muỗng nước nữa, thoa đều lên da, chờ 10 phút rồi rửa sạch. Đó sẽ là một giải pháp ngọt ngào giúp cải thiện làn da khô.
2. Trái bơ
Dầu được tìm thấy trong trái bơ đóng vai trò như một chất làm mềm, len lỏi những khoảng trống giữa các corneocytes (là những tế bào dẹt hình thành lớp da bên ngoài cơ thể). Dầu bơ dễ thấm qua da, giúp bôi trơn lại rất an toàn.
Trái bơ còn chứa nhiều chất béo và các vitamin A, D, E giúp da giữ được độ ẩm và làm giảm nếp nhăn. Để tận dụng lợi ích làm đẹp thực tế của nó, tất cả những gì bạn cần làm là nghiền một chút bơ, thoa lên vùng da khô trong 10 đến 15 phút rồi sau đó rửa sạch.
Avocado
Bơ dưỡng ẩm cho da rất hiệu quả. Ảnh: Onlymyhealth.
3. Dầu oliu
Bạn có thể đạt thoa một chút dầu oliu lên vùng da khô rồi massage. Nếu thích thực hiện theo phong cách Hy Lạp, bạn hãy thêm một chút dầu oliu vào bồn tắm với nước ấm sẽ rất tốt cho da.
Dầu ô liu chứa một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong da gọi là axit linoleic. Loại Lipid này tạo ra một bức tường nước ngăn cho da khỏi bị mất độ ẩm. Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất axit cid linoleic mà phải hấp thu từ thực phẩm. Các nghiên cứu cho thấy dầu ô liu không chỉ là một loại chất dưỡng ẩm hiệu quả, mà còn giúp làm giảm các triệu chứng của các bệnh ngoài da như mụn trứng cá đỏ, vảy nến, viêm da và chàm.
4. Dưa chuột
Dưa chuột là một nguồn cung cấp nước dồi dào cho cơ thể cả bên trong lẫn bên ngoài. Loại quả này chữa nhiều chất dinh dưỡng như magiê, kali, vitamin A và E, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp chữa lành, cả hai đặc tính này đều có lợi cho da, xương và móng tay.
Dưa chuột cũng giúp làm giảm nếp nhăn và cho làn da sáng hơn, đồng thời có thể trị bọng mắt do hàm lượng nước cao. Đắp dưa chuột thái lát mỏng lên hai mắt, hoặc cũng có thể xay nhuyễn dưa leo và thêm một vài giọt mật ong để làm thành mặt nạ dưỡng ẩm cho làn da mịn màng.
5. Bơ hạt mỡ
Bơ hạt mỡ (shea butter) rất giàu vitamin A với chức năng tương tự như các chất béo tự nhiên được tìm thấy trong các lớp da ngoài cùng của cơ thể. Vitamin này không chỉ giúp xoa dịu làn da khô mà còn điều trị bệnh chàm, viêm da, cháy nắng và vết côn trùng cắn.
Loại bơ này cũng chứa hàm lượng cao vitamin F thân thiện với làn da, trong đó có chứa các axit béo giúp kích thích các tế bào tăng trưởng, giữ cho làn da trẻ trung. Khi mua bơ hạt mỡ, nên lưu ý chọn sản phẩm sản xuất không quá 18 tháng bởi để lâu sẽ mất đi thành tố chữa lành gọi là axit cinnamic.
6. Sữa tươi dạng lỏng (buttermilk)
Loại sữa này rất giàu axit lactic, một thành phần được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da đắt tiền. Axit lactic có khả năng phá vỡ và loại bỏ tế bào da chết, đẩy nhanh quá trình tái tạo da, mang lại một làn da trẻ trung với độ ẩm cân bằng. Hãy nhúng một chiếc khăn vào nước sữa lạnh, đắp lên mặt trong 5 - 10 phút rồi nhẹ nhàng rửa sạch.
7. Dầu thầu dầu
Dầu thầu dầu là một chất dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt. Sự trung hòa hoàn hảo của các axit béo cho phép dầu thẩm thấu vào da nhanh chóng. Đây là loại dầu bôi trơn hiệu quả cho các vùng da khô, thành phần axit linoleic sẽ tạo thành bức tường nước ngăn cho da khỏi bị mất độ ẩm, giúp dưỡng ẩm da từ trong ra ngoài. Để cải thiện tình trạng khô da, hãy thoa vài giọt dầu lên tay và massage lên vùng da khô mỗi đêm.

Dâu tây có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, hen, ung thư và làm trắng răng.

Dâu tây có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, hen, ung thư và làm trắng răng.
  • Lợi ích không ngờ từ thực phẩm màu đỏ, trắng và xanh / 10 công thức giải độc cơ thể đơn giản với nước
[Caption]
Ảnh: gizmag.com.
Tốt cho bà bầu
Hãy bổ sung dâu tây vào thực đơn khi mang thai để tạo tiền đề tốt cho sự phát triển em bé. Ăn dâu tây sẽ giúp cung cấp cho hai mẹ con các vitamin và chất khoáng cần thiết.
Bổ mắt và giảm quầng thâm
Nếu như bạn đang khổ tâm vì quầng thâm, dâu tây sẽ rất có ích bởi chúng có khả năng chống viêm và làm sáng da. Thêm vào đó, vitamin C trong dâu tây hạn chế các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.
Chống ung thư
Chất chống oxy hóa và kháng viêm trong dâu tây chống lại sự tăng sinh các khối u và ngăn khối u không lan rộng.
Giúp sản xuất hormone hạnh phúc
Trầm cảm hình thành từ những cảm xúc tiêu cực. Và bạn có thể chống lại chứng bệnh này bằng các nguyên liệu tự nhiên. Khi cảm thấy buồn rầu, hãy ăn dâu tây. Thành phần trong dâu tây hỗ trợ máu mang dưỡng chất đến não, chống lại sự hình thành homocysteine và làm tăng các hormone hạnh phúc như dopamine và serotonin; giúp bạn tươi tỉnh trở lại.
[Caption]
Ảnh: thedeliciouslife.com.
Chống hen và dị ứng
Nếu bạn đã quá mệt mỏi vì uống thuốc chống hen và dị ứng, hãy chuyển sang dâu tây. Nhờ vào các chất kháng viêm, dâu tây làm giảm các triệu chứng như sổ mũi, chảy nước mắt và nổi mề đay.
Làm mờ đốm tàn nhang
Nếu bạn muốn xóa các đốm tàn nhang, hãy sử dụng dâu tây kết hợp với các nguyên liệu khác như nước chanh, kem chua, đu đủ hay sữa.
Trị mụn
Hãy dành 30 phút để làm và đắp mặt dâu tây, bạn sẽ giúp da bớt mụn và chống lại sự hình thành nếp nhăn. Chất chống oxy hóa trong dâu tây hoạt động hiệu quả hơn khi trực tiếp dùng lên da. Nên dùng mặt nạ dâu tây trong mùa hè để hạn chế tác hại của ánh nắng.
Làm chậm quá trình lão hóa
Chúng ta già đi bởi các tế bào trong cơ thể lão hóa. Khi tiếp xúc với ánh mặt trời và ô nhiễm không khí, da càng xấu đi nhanh chóng. Dâu tây sẽ giúp cải thiện điều này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ 30 phút sau khi ăn dâu tây, cơ thể sẽ được tăng cường chất chống oxy hóa.
Giảm nguy cơ đau tim
Đau tim là một trong những nguy cơ gây tử vong hàng đầu và cần được đặc biệt lưu ý. Một chế độ ăn hợp lý có thể giúp bạn phòng chống các bệnh tim mạch và dâu tây là thực phẩm không thể bỏ quên. Dâu tây giúp kiểm soát LDL, một loại cholesterol có hại. Vitamin C trong loại quả này còn hỗ trợ lưu thông máu.
Làm trắng răng
Vitamin C trong dâu tây ngăn ngừa ố răng. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp dâu tây và baking soda để giúp răng trắng hơn.
Chuối, đậu nành, yến mạch, trà hay các loại rau xanh... là những thực phẩm rất tốt cho người bị nhồi máu cơ tim.
Những thực phẩm có hàm lượng natri cao có thể làm tăng huyết áp cũng như tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim. Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, các loại thức ăn làm từ thực vật, nhất là các loại hạt, ngũ cốc, đậu, trái cây và rau có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim. Dưới đây là năm loại thực phẩm mà người bị bệnh tim nên dùng.
hinh-anh-1373259362_500x0.jpg
Cải xoăn, trà, yến mạch... là những thực phẩm rất có lợi cho những người bị bệnh tim.
1. Chuối
Một quả chuối cung cấp 600mg kali, đây là một loại chất có tác dụng làm giảm huyết áp nên rất tốt cho người bệnh tim. Bên cạnh đó, chất xơ từ trái chuối rất tốt cho việc giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Bạn có thể ăn một quả chuối, xay sinh tố hoặc trộn salad... Các loại quả nhiều kali khác cũng có thể thay thế cho chuối như cam, quýt, dưa đỏ.
2. Protein từ đậu nành
Đậu nành chứa nhiều protein, khoáng chất, vitamin cũng như axit béo omega-3, đậu nành cũng nhiều chất xơ, ít chất béo nên đây là một thực phẩm thay thế tuyệt vời cho thịt đỏ. Những chất có trong đậu nành rất tốt cho việc giảm huyết áp, đường huyết và nhất là cholesterol.
3. Yến mạch
Không chỉ là loại ngũ cốc có tác dụng làm đẹp, với những người bị bệnh tim thì đây là một thực phẩm rất tuyệt vời cho sức khỏe của họ. Yến mạch giúp làm giảm cholesterol xấu, giảm lượng mỡ trong máu, cung cấp rất nhiều loại vitamin B và chất xơ. Bạn có thể tìm thấy nhiều chất thay thế hoặc bổ sung thêm cho yến mạch trong chế độ ăn uống của mình như các loại hạt, nho khô, trái cây sấy khô, quế hoặc táo. 
4. Rau xanh
Ăn nhiều cải xoăn, rau dền, củ cải, cải xoong hoặc cải thìa sẽ giúp cho trái tim của bạn trở nên khỏe mạnh. Rau xanh cung cấp chất chống oxy hóa và canxi, giúp ngăn chặn sự tích tụ các mảng bám trong động mạch. Rau xanh còn là thực phẩm tuyệt vời cung cấp axit béo omega-3.
5. Trà
Trong trà có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ động mạch và làm giảm huyết áp. Uống ít nhất hai tách trà mỗi ngày làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ lên đến 40%. Ngoài ra, chất flavonoid có trong trà và một số thực phẩm khác như táo, nho, hành... còn giúp chúng ta hạ thấp nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, theo lời các nhà nghiên cứu, mặc dù mang lại nhiều lợi ích trên, trà cũng không thể được dùng như một loại thuốc tim mạch. Uống trà hàng ngày cũng có thể giúp bạn giảm cân.
Ngải cứu là vị thuốc quý, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều sẽ gây ngộ độc khiến tay chân run rẩy, ảo giác, thậm chí gây sảy thai, viêm gan.

heo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, mùi thơm, chữa được nhiều bệnh, lại có thể kết hợp với thực phẩm chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng thơm ngon. Ngải cứu thường dùng để điều trị các chứng phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thai ra huyết; chảy máu cam, đái ra máu, viêm da dị ứng, điều hòa khí huyết, an thai hoặc đau bụng do lạnh, kiết lỵ… Ngải cứu có thể sao khô để sắc lên uống hoặc chế biến cùng trứng, thịt gà, thịt lợn để làm các món ăn ngon bổ.
 Chữa bệnh bằng ngải cứu - 1
Ảnh minh họa
Trong dân gian cách chế biến ngải cứu thông dụng là cắt nhỏ ngải cứu tráng với trứng gà để trị trứng đau đầu. Gà tần ngải cứu có tác dụng hoạt huyết, tăng cường sức khỏe, xương cốt dẻo dai. Canh ngải cứu nấu thịt nạc giúp phụ nữ có kinh nguyệt không đều, khí hư, thường bị đau bụng do lạnh. Còn món cháo ngải cứu với đường đỏ giúp an thai, giảm đau khớp. Ngoài ra, ngải cứu tươi hoặc khô có thể sắc nước uống như pha trà, uống 2-3 lần mỗi ngày cũng có tác dụng tăng cường sức khỏe tương tự. Thậm chí người bị mụn trứng cá có thể giã ngải cứu đắp mặt. Trẻ bị rôm sảy, ghẻ lở có thể xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước rồi pha vào nước tắm hàng ngày, cho đến khi các vết mụn, rôm lặn hết.
Tuy nhiên, theo lương y Trung, ngải cứu có nhiều độc tố gây ra các tác dụng trái ngược với mong muốn. Ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt, an thai nhưng dùng quá nhiều lại tăng nguy cơ ra máu, tử cung co bóp nhiều dễ dẫn đến sảy thai. Đặc biệt người viêm gan không nên ăn ngải cứu vì thành phần trong tinh dầu ngải cứu có thể gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan. Do đó, người bệnh chỉ nên uống khoảng 3-5g ngải cứu sắc khô (9-15g tươi) mỗi ngày. Cũng chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khi bệnh khỏi thì ngừng.
Previous PostOlder Posts Home